Đến hôm nay thì anh đã là sinh viên năm cuối rồi cũng như các em 4 năm trước cùng từng thi đh nên anh chia sẻ lại cho các em bài viết dưới đ...

11:48 by Huỳnh Phụng Ham Học
Đến hôm nay thì anh đã là sinh viên năm cuối rồi cũng như các em 4 năm trước cùng từng thi đh nên anh chia sẻ lại cho các em bài viết dưới đây. Theo kinh nghiệm Luyện Thi ĐH của anh thì anh đề xuất cho các em trình tự và phân bố thời gian để các em giải các bài toán. Các em có thể tham khảo bên dưới, ngoài ra nếu có thắc mắc vấn đề gì thì gửi email <Liên hệ>. Nếu em đang đọc bài viết này và thắc mắc anh là ai thì em xem ở đây nhé!<About admin>

Sau đây là phần chia sẻ của anh.

#Trình tự giải toán ĐH theo độ khó tăng dần

1#
Khảo sát HS
2#
Lượng Giác
3#
Tích Phân
4#
Logarit
(Số Phức)
5#
HH Không Gian
6#
HH Cổ Điển
7#
HH Mặt Phẳng
8#
PT - Bất PT - Hệ PT
 9#    
Bất Đẳng Thức
1A) 10P
(10 Phút)
1B) 20P
(30 Phút)
< 15 Phút
(45 Phút)
15 Phút
(60 Phút)
12 Phút
(72 Phút)
20 Phút
(92 Phút)
Làm chậm& chắc
15 Phút
(107 Phút)
25 Phút
(132 Phút)
Làm chậm& chắc
20 Phút
(152 Phút)
15 Phút
(172 Phút)
8 Phút còn lại dò bài
Lưu ý: mỗi câu có thời gian trung bình là 18 phút do đó cần bình tĩnh giải chậm nhưng chắc chắn từng bước 1 để tránh tốn thời gian kiểm tra và sửa lại. Giải câu nào tự tin giải được trước nhất!
#Đồ Thị Ưu Tiên
#1: Câu giải được và ít tốn thời gian(câu-cho-điểm) <15p.
VD (Khảo sát hàm số thuộc loại dễ, giải nhanh)

>Thắng lợi về mặt thời gian là một chiến thuật tốt cho tâm lí bền vững!
#2: Câu giải được nhưng dài có thể dễ sai nên thời gian giải lâu hơn ( 15->25p)
    Nên giải sau khi đã giải quyết những câu dễ (câu-cho-điểm)
>Mỗi bước dưới cần đọ kết quả với bước trên nếu đã chính xác thì làm tiếp, nên thận trọng và chắc!
#4: Câu rất khó và chưa có hướng giải.
Dành khoảng 5p để suy nghĩ khi các câu # đã Hết-Ý-Tưởng.
Nếu vẫn chưa có hướng thì dò lại những (câu-cho-điểm) xem có vấn đề gì không (có thể đơn giản là viết sai số liệu của đề, hoặc dùng dấu = ó dấu phấy hoặc chấm phẩy hoặc lập luận chưa hợp lí!
Và sau đó giải quyết tiếp câu Q3 và nếu còn thời gian nữa thì mới “để tâm” đến nó!
Nếu có thời gian phút cuối hoặc “cơ hội” cũng nên “đọ” đáp án của bạn gần đó những câu bạn nghi ngờ!
P/s tránh để bị giám thị phát hiện trao đổi!
#3: Câu khó và mất nhiều thời gian giải
(giải từng bước để kiếm từng mốc 0.25đ - Tham khảo cấu trúc cho điểm của Bộ, nên giải câu này khi mà đã xác định là giải hết các câu Q1 và Q2)
    Nếu vẫn còn oái oăm quá nên làm trên giải trên giấy nháp và khai triển mọi ý tưởng bạn đang có để giải quyết câu đó. Nếu quá khó hãy thở hít thở sâu và suy nghĩ tiếp hoặc chuyển qua làm câu khác sau đó hãy quay lại.
 (Nên cân nhắc làm trên giấy nháp và chép bước nào bạn chắc chắn vào giấy thi….Tránh bôi xóa làm phân tâm và tốn thời gian)
Lưu Ý: Học thuộc thật vững và dùng thành thạo tất cả công thức toán và những dạng toán đã có phương pháp giải. Đó chính là cơ sở để phân tích bài toán. Không thuộc >> thì xác định luôn
#Nội Dung Ôn Luyện Và Chương Trình
(Biên soạn Hải Phụng Huỳnh: sdt: 01699226920)
#Chương Trình L12: (4đ) Khảo sát HS; Mũ & Logarit; Tích Phân; Số Phức; HH Không gian.
#Chương Trình L10+11: (6đ) Nhị thức Newton-Tổ Hợp-Xác Xuất; Lượng Giác; HH Mặt Phẳng; Phương Trình-Hệ PT-Bất PT; Bất Đẳng Thức.
#Mục tiêu: đến tháng 4-2015:
1.      Thống kê đánh dấu lại các dạng và những bài toán hay trong quá trình học, tổng hợp lại xem có bao nhiêu dạng và đã vững những dạng nào.
2.      Tự giải được và hiểu các bài toán trong đề thi 4 năm 2011; 2012; 2013; 2014.
3.      Có thể giải được các đề thi thử của các trường chuyên trên mạng từ 6đ trở lên

Cấu trúc Đề thi ĐH-Toán 2014: ABD
Câu 1 (2 điểm): Khảo Sát Hàm Số: Học kép với câu 7: Tọa độ trong mặt phẳng.
a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số.
b) Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số:
Câu 2 (1 điểm): Lượng Giác
1-Công thức lượng giác, phương trình lượng giác.
Luyện thật vững phần này! Vì có nhiều công thức và dễ nhầm lẫn. Vận dụng thành thạo công thức mới có thể giải quyết được câu này!
Câu 3 (1 điểm): Phương Trình:
1-Phương trình.
2-Bất phương trình
3-Hệ phương trình đại số.
Luyện thật vững phần này! Vì có rất nhiều phép biến hóa và rất đa dạng. Dành cho học sinh Khá trở lên
Câu 4 (1 điểm): Tích Phân:
1- Tìm giới hạn.
2- Tìm nguyên hàm, tính tích phân.
3- Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.
Học kép với câu 2: Lượng Giác; Vì có nhiều bài toán tích phân là lượng giác vì thế cần học thuộc công thức để khai triển và biến đổi
Câu 5 (1 điểm): H.H Cổ Điển (không có tọa độ)
Hình học không gian (tổng hợp): qhệ song song, qhệ vuông góc của đthẳng, mặt phẳng; diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.
Câu 6 (1 điểm): Tổng hợp
1-Bài toán tổng hợp.
Có thể cho bất kì dạng nào dùng để phân loại học sinh giỏi. Đặc biệt là câu Bất Đẳng Thức. Thông thường 90% thí sinh bỏ câu này!
Câu 7 (1 điểm): H.H Mặt Phẳng: A(x;y)
Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng:
1- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
2- Đường tròn, elip.
3- Viết phương trình đường thẳng.
4- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng.
Học thật vững phần này! Vì nhiều công thức khó nhớ, dễ nhầm lẫn và làm nền tảng để giải quyết các bài toán liên quan đến Khảo Sát Hàm Số
Câu 8 (1 điểm): Không Gian: B(x;y;z)
Phương pháp tọa độ trong không gian:
1- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
2- Đường tròn, Mặt cầu.
3- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng; vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu 9 (1 điểm):
1- Số phức.
2- Tổ hợp, xác suất, thống kê.
3- Bất đẳng thức; cực trị của biểu thức đại số. (Hệ phương trình mũ và lôgarit)
Lưu ý: Thứ tự câu hỏi có thể được Bộ thay đổi nhưng nội dung cơ bản vẫn theo cấu trúc.


Chúc Các Em Thi Tốt!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét